x
Pop-up
...
Đường đi Yên Tử | Hướng dẫn leo núi với sơ đồ chi tiết

Đường đi Yên Tử | Hướng dẫn leo núi với sơ đồ chi tiết


Đường đi Yên Tử như thế nào sao cho lộ trình tối ưu nhất? Leo núi Yên Tử theo hành trình như thế nào để dễ dàng khám phá? Sau đây là hành trình khám pháđường lên Yên Tử bản đồ Yên TửSông Hồng Tourist

Cùng theo dõi những chia sẻ của chúng tôi cho các bạn nhé!

 

Đỉnh núi Yên Tử

 

Đường đi Yên Tử như thế nào?

Đường đi Yên Tử khá đơn giản nhưng với những người chưa đi lần nào thì rất rễ bị lạc đường

 

Dọc đường xuống đi từ Hà Nội xuống Yên Tử có rất nhiều ngã rẽ và cầu vượt

 

Nếu xuất phát từ Hà Nội bạn đi theo hướng cầu Chương Dương - đường Nguyễn Văn Cừ - Thành Phố Bắc Ninh - quốc lộ 18 hoặc đi theo quốc lộ 1A. Đến nút giao giữa 2 đoạn đường này thì bạn chạy theo quốc lộ 18 đến đền Trình Yên Tử

 

Từ đây bạn có thể đi xe lên núi luôn hoặc dừng lại thắp hương

 

Đường đi Yên Tử

 

Bản đồ Yên Tử

Bản đồ Yên Tử là thứ mà sẽ giúp các bạn có thể đưa ra lịch trình trong suốt thời gian khám phá yên tử. Ngoài ra, khi có sơ đồ Yên Tử thì cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thơi gian, sức lực khi khám phá tới điểm cao nhất là Chùa Đồng.

 

Bản đồ Yên Tử

Bản đồ tổng quát Yên Tử

 

Sơ đồ chi tiết đường đi Yên Tử

Sơ đồ Yên Tử chi tiết

Hà Nội đi yên tử bao nhiêu km

Từ Hà Nội đến Yên Tử bao nhiêu km? Hà Nội cách Yên Tử bao nhiêu km? đó là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người

 

Từ Hà Nội đi yên tử khoảng 130km. Ngày nay đường đi khá dễ và đẹp nên bạn có thể tự di chuyển bằng xe cá nhân hoặc xe ô to, xe khách đều được

 

Đường đi Yên Tử từ Hà Nội khá dễ dàng và nhanh chóng để bạn có thể tìm đến nơi nhanh chóng

 

Chùa Đồng Yên Tử

 

Đường lên Yên Tử

Đường lên Yên Tử cũng có nhiều cách khác nhau, điều này tùy thuộc vào nhu cầu khám phá và hành trình muốn trải nghiệm

Sau đây Sông Hồng Tourist sẽ giới thiệu tới các bạn các cung đường lên Yên Tử để các bạn có trải nghiệm và phám phá tốt nhất!

 

Đường lên Yên Tử với lộ trình leo bậc thang đá

Với lộ trình đường lên Yên Tử này thì quý du khách có thể khám phá được toàn bộ các chùa và địa điểm tham quan tại Yên Tử

 

Tuy nhiên lộ trình này chỉ dành cho những người có đủ sức khỏe và có kinh nghiệm leo bậc đá

 

Vì vậy bạn có thể tham khảo lộ trình khám phá hết toàn bộ Yên Tử như sau:

Chùa Bí Thượng - Chùa Suối Tắm - Chùa Cầm Thực - Chùa Lân (Thiền viện Trúc Lâm Tây Yên Tử) - Chùa Giải Oan - Am Lò Ren, Đường Tùng, rùng Trúc và Hòn Ngọc - Vườn tháp Huệ Quang - Chùa Hoa Yên - Thác Ngự Dội - Am Thiền Định - Thác Vàng - Chùa Một Mái - Chùa Bảo Sái - Chùa Vân Tiêu - Tượng An Kỳ Sinh - Bia Phật - Chùa Đồng

 

Với lộ trình trên bạn có thể lựa chọn các địa điểm sao phù hợp hợp tới thời gian của mình nhất!

 

Tượng Phật Hoàng

 

Đường lên Yên Tử với lộ trình cáp treo

Đường lên Yên Tử với cáp treo thì quý sẽ phải đi qua 2 hệ thống cáp treo tại đây

 

Chi tiết đường lên Yên Tử bằng Cáp treo như sau:

Chùa Bí Thượng - Chùa Suối Tắm - Chùa Cầm Thực - Chùa Lân (Thiền viện Trúc Lâm Tây Yên Tử) - Chùa Giải Oan - Hệ thống cáp treo Yên Tử 1, 2 - Chùa Hoa Yên - Chùa Một Mái - Hệ Thống cáp treo Yên Tử 3, 4 - Chùa Bảo Sái - Chùa Vân Tiêu - Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Cổng trời, Bia Phật - Chùa Đồng

 

Thông qua 2 lộ trình đường lên yên Tử này sẽ giúp bạn lựa chọn leo núi Yên Tử sao cho phù hợp nhất

 

Hệ thống cáp treo Yên Tử

 

Leo núi Yên Tử bao nhiêu Km

Khoảng cách để leo núi Yên Tử là 6km (6.000m) để đến đỉnh núi Yên Tử là Chùa Đồng (độ cao 1068m)

 

Tuy nhiên bạn nên nhớ là 6km đường núi sẽ khác đường bộ rất nhiều. Vì vậy thời gian để có thể đi hết quãng đường này thường là 6 giờ liên tục. Do đó nếu bạn không có thời gian khám phá Yên Tử vài ngày thì nên cân nhắc cung đường leo núi để lên đến Chùa Đồng - đỉnh của Yên Tử

 

Thông thường du khách tới đây sẽ lựa chọn di chuyển bằng 1 tuyến hoặc sử dụng cả 2 tuyến cáp treo để có thể tiết kiệm thời gian cũng như sức khỏe để có thể khám phá các điểm du lịch tại Yên Tử.

 

Một vài lưu ý khi đến chùa Yên Tử

Nếu bạn đi lễ hội yên tử vào ngày mồng 1 thì nên chuẩn bị đồ ăn, nước uống và giầy leo núi vì những ngày này thường rất đông khách nên mọi thứ sẽ đắt đỏ

 

Nếu bạn muốn tham quan và chiêm ngưỡng vãn cảnh nơi đây thì bạn nên đi vào ngày thường, những ngày này chùa vừa ít khách lại khá yên tĩnh.

  • Khu du lịch Yên Tử có sáu ngôi chùa: Chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, Chùa Vân Tiêu, Chùa Đồng. Chùa Đồng cao nhất với độ cao 1068m

 

Thông thường du khách sẽ thích tự leo lên chùa Đồng, nhưng do thời gian leo cần có sức khỏe tốt mới leo lên được. Tuy nhiên các du khách có thể cân nhắ leo 2 chặng từ chùa Giải Oan lên chùa Hoa Yên sau đó lên chùa Một Mái, và đi cáp treo chặng còn lại

 

Nếu bạn dành thời gian tự leo tất cả các chặng lên xuống thì mất rất nhiều thời gian và đi 1 ngày sẽ không để khám phá hết khu du lịch Yên Tử

 

Vì vậy vừa đi cáp treo vừa leo bộ sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian hơn

 

Lúc khỏe bạn có thể tự leo núi lúc mệt bạn nên đi cáp treo là lựa chọn hợp lý

 

Trên đây là thông tin về đường đi Yên Tử leo núi Yên Tử chi tiết nhất mà Sông Hồng Tourist đã trải nghiệm và chia sẻ lại. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có đẩy đủ hiểu biết về hành trình khám phá địa danh du lịch nổi tiếng ở Tỉnh Quảng Ninh này!

Sông Hồng Tourist on HotlineSông Hồng Tourist on ZaloSông Hồng Tourist on MessengerSông Hồng Tourist on Mail
Top